Đức: Kiểm soát biên giới chống khủng bố tại Giải Vô địch bóng đá châu Âu, hè 2024; Chiến lược giảm thiểu rủi ro với Trung Quốc 

Kiểm soát biên giới chống khủng bố tại Giải Vô địch bóng đá châu Âu, hè 2024

Giải Vô địch bóng đá châu Âu (FIFA World Cup 2006)

FIFA World Cup 2006 bắt đầu vào ngày 14/6 với những trận đấu diễn ra trên khắp nước Đức cho đến ngày 14/7. Dự kiến sẽ thu hút khoảng 2,7 triệu người hâm mộ đến các sân vận động và 12 triệu người tại những sự kiện khác trong khuôn khổ giải.

Nguy cơ khủng bố

Ngày 26/3, Bộ trưởng Nội vụ Đức Nancy Faeser tuyên bố: Chi nhánh của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Afghanistan, còn gọi là ISIS-K, vẫn là mối đe dọa an ninh lớn nhất đối với Đức, thậm chí ngay cả trước khi xảy ra vụ khủng bố đẫm máu ngày 22/3 ở ngoại ô Moskva (Nga), làm ít nhất 139 người thiệt mạng và 180 người bị thương. Đức sẽ áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới mang tính tạm thời như một phần trong nỗ lực tăng cường an ninh xung quanh thời gian diễn ra EURO 2024 vào mùa Hè tới.

Tổng thể các biện pháp an ninh

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết: Các biện pháp kiểm soát tạm thời là một "tổng thể các biện pháp an ninh đã được thực tế chứng minh về an ninh. An ninh luôn là "ưu tiên hàng đầu" và việc kiểm tra này không có gì là bất thường.

Theo Bộ trưởng Faeser, một chi nhánh của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng mang tên ISIS-Khorasan là mối đe dọa an ninh lớn nhất đối với Đức hiện nay. Theo thông tin của tình báo Mỹ, nhóm này chịu trách nhiệm về vụ xả súng và nổ hàng loạt tại phòng hòa nhạc Crocus City Hall ở ngoại ô Moscow hôm 22/3 vừa qua. Đức sẽ thực hiện các biện pháp kiểm soát biên giới tạm thời với tất cả các nước láng giềng trong suốt giải đấu để ngăn chặn những khủng bố có thể xâm nhập. Điều này là cần thiết để mang lại sự bảo vệ tốt nhất có thể cho sự kiện quốc tế lớn này.

Chiến lược giảm thiểu rủi ro với Trung Quốc

Đại sứ Trung Quốc nói về mối quan hệ Trung-Đức

Theo Đại sứ Trung Quốc tại Đức Wu Ken trả lời trong một cuộc phỏng vấn truyền thông công bố hôm 26/3, sự phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc chủ yếu là vấn đề của Đức, không phải vấn đề của châu Âu. Bất chấp cách tiếp cận “giảm thiểu rủi ro” mà Đức và khối EU rộng lớn hơn đang theo đuổi, mối quan hệ làm ăn giữa Trung Quốc và nền kinh tế đầu tàu châu Âu vẫn “rất kiên cường. Trong năm qua, các công ty Đức đã tích cực đón nhận thị trường Trung Quốc và thực hiện các bước thiết thực, giống như một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm cho thị trường Trung Quốc, và điều đó nêu bật khả năng phục hồi mạnh mẽ của quan hệ kinh tế và thương mại Trung-Đức.

Gần đây cả Berlin và Brussels đều có sự hiểu biết đúng đắn ngày càng tăng về Trung Quốc khi ngày càng nhiều người bắt đầu suy ngẫm về những rủi ro do việc giảm thiểu rủi ro mang lại.

Nhiều doanh nhân nói rằng họ không đồng ý với cái gọi là giảm rủi ro với Trung Quốc. Họ luôn lạc quan về thị trường Trung Quốc và triển vọng hợp tác với Trung Quốc. Họ thẳng thắn thừa nhận rằng sự phát triển của Trung Quốc là cơ hội hơn là thách thức. Việc từ bỏ thị trường Trung Quốc chẳng khác nào nói lời tạm biệt với các cơ hội và sự tăng trưởng.

Chiến lược giảm thiểu rủi ro

Từ năm ngoái, EU đã đề ra chiến lược giảm thiểu rủi ro trong mối quan hệ với Trung Quốc nhằm giảm sự phụ thuộc quá mức về kinh tế của khối 27 quốc gia vào Bắc Kinh. EU hiện thâm hụt gần 300 tỷ Euro với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn thứ hai của khối.

Cùng với EU, hồi năm ngoái Đức cũng đã công bố chiến lược đầu tiên về Trung Quốc, kêu gọi các công ty của mình giảm thiểu rủi ro từ Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Đức.

Khảo sát niềm tin kinh doanh do Phòng Thương mại Đức tại Trung Quốc

Khảo sát được công bố vào tháng 1 cho thấy có tới 91% trong số 566 công ty Đức dự định tiếp tục kinh doanh tại Trung Quốc, và hơn một nửa dự định tăng đầu tư vào Trung Quốc. Khoảng 64% tin rằng tình trạng hiện tại của nền kinh tế Trung Quốc chỉ là tạm thời và nền kinh tế số 2 thế giới có thể phục hồi sau 1-3 năm.

Tuy nhiên, sự phục hồi kinh tế chậm hơn dự kiến của Trung Quốc, các quy định thắt chặt về đầu tư nước ngoài và căng thẳng gia tăng với Mỹ đang khiến dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy khỏi Trung Quốc. Trong khi hầu hết các công ty Đức vẫn đang tái đầu tư lợi nhuận vào Trung Quốc, họ lại ngần ngại rót vốn mới, đồng thời đang đa dạng hóa chuỗi cung ứng sang các nước châu Á khác để “giảm thiểu rủi ro”.

Thực tế kinh doanh của các doanh nghiệp Đức với Trung Quốc

Nhưng nhiều doanh nghiệp Đức dường như thờ ơ với chiến lược này và tiếp tục đầu tư mạnh vào Trung Quốc. Ví dụ, năm ngoái, hãng xe hơi danh tiếng Volkswagen và gã khổng lồ điện tử Bosch, mỗi bên đã đầu tư hơn 1 tỷ USD vào thị trường xe điện Trung Quốc, và Siemens đã chi 140 triệu Euro để mở rộng nhà máy sản xuất công nghệ cao tại quốc gia này.

Theo Viện Kinh tế Đức IW, đầu tư trực tiếp của Đức vào Trung Quốc đã tăng 4,3% lên mức cao kỷ lục 11,9 tỷ Euro vào năm ngoái.

Các công ty Đức hiện diện rất lớn ở Trung Quốc, nơi doanh thu hàng năm của họ chiếm tới 6% GDP của Đức, gấp đôi mức trung bình của 6 nền kinh tế lớn nhất châu Âu.

Đáng chú ý, ngành công nghiệp ô tô và hóa chất của Đức đặc biệt phụ thuộc vào Trung Quốc. Điều này mang lại cho Bắc Kinh đòn bẩy để trả đũa các kế hoạch giảm rủi ro của EU, chẳng hạn như thông qua tẩy chay các công ty Đức.

Mức độ phụ thuộc khác nhau vào Trung Quốc giúp giải thích tại sao quan điểm về Trung Quốc lại rất rời rạc trên khắp châu Âu. Một mặt, Berlin và Paris không ác cảm với mối quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc.

Mặt khác, hầu hết các nước Đông Âu từ lâu đã có quan điểm “diều hâu” với Trung Quốc, và phản ứng của Bắc Kinh với chiến dịch quân sự của Moscow ở Ukraine chỉ khiến lập trường của họ cứng rắn hơn.

Tác động của cuộc xung đột Nga-Ukraine

Cuộc xung đột đã phủ bóng đen lên mối quan hệ của Trung Quốc với các nước EU, khiến Brussels hoài nghi về lập trường trung lập và các nỗ lực hòa bình của Bắc Kinh vì mối quan hệ chặt chẽ của nước này với Moscow.

Đặc phái viên của Bắc Kinh về các vấn đề Á-Âu, Li Hui (Lý Huy), đã kết thúc chuyến công du hòa bình lần thứ 2 trong tháng này. Ông đã gặp các quan chức từ một số nước châu Âu, bao gồm cả Đức, trong một nỗ lực rõ ràng nhằm tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho cuộc chiến ở Ukraine.

Trong chuyến đi của mình, ông Lý được cho là đang thúc đẩy sự tham gia của Nga vào Hội nghị Thượng đỉnh hòa bình Ukraine sắp tới ở Thụy Sĩ. Cả Nga và Ukraine trước đó đều bác bỏ khả năng Moscow tham gia Hội nghị Thượng đỉnh.

Ông Wu nói: Trung Quốc ủng hộ việc triệu tập kịp thời một hội nghị hòa bình quốc tế được cả Nga và Ukraine công nhận, với sự tham gia bình đẳng của tất cả các bên và thảo luận công bằng về tất cả các kế hoạch hòa bình, đồng thời sẵn sàng tiếp tục đóng vai trò mang tính xây dựng trong giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Ukraine”

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang